Contents
Trước hết chúng ta nên tìm hiểu bệnh lý đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh kéo dài từ thắt lưng xuống đến chân, giúp điều khiển những hoạt động di chuyển của chân, thực hiện các động tác đi lại, đứng lên – ngồi xuống.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau thần kinh tọa
- Thoát vị đĩa đệm.
- Hẹp cột sống.
- Khối u cột sống.
- Hội chứng cơ hình lê.
- Viêm khớp.
- Thoái hóa khớp.
- Chấn thương khớp.
2. Vậy đau thần kinh tọa có nên tập thể dục hay không?
Hiện nay có nhiều lời khuyên sai lầm bảo là đau thần kinh tọa nên hạn chế đi bộ, tập thể dục. Tuy nhiên theo như lời khuyên đến từ các chuyên gia cơ xương khớp thì khuyến nghị người bệnh nên chịu khó vận động, tập những bài thể dục vừa sức để cải thiện sức khỏe cũng như độ dẻo dai của xương khớp.
2.1 Lưu ý khi tập luyện thể dục
Lựa chọn bài tập phù hợp:
Tùy vào thể trạng của mỗi bệnh nhân đau thần kinh tọa, mà sẽ có mức độ triệu chứng đau khác nhau. Các cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh bắt đầu vận động dẫn đến cơ xương và rễ thần kinh bị chèn ép. Chưa kể đến khả năng chịu áp lực của cột sống, đặc biệt là vùng lưng bị suy giảm khiến cho việc tập thể dục sẽ trở nên khó khăn hơn so với người bình thường. Chính vì thế việc lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh là yếu tố rất quan trọng. Để chắc rằng lựa chọn đúng bài tập thích hợp thì người bệnh nên đến những trung tâm xương khớp để các y bác sĩ tư vấn bài tập thích hợp dựa theo tình trạng bệnh lý .Chú ý về cường độ tập luyện:
Tập luyện những bài thể dục với cường độ thích hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe xương khớp, giảm bớt tình trạng đau nhức. Tuy nhiên vẫn có lời khuyên dành đến cho người bệnh đau thần kinh tọa nên dành ít nhất 10 phút ban đầu để khởi động làm nóng cơ thể. Để hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh chèn ép lên dây thần kinh thì người bệnh nên tập làm quen trước với bài tập rồi hãy tăng dần cường độ lên cho phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể.Thời gian tập luyện
Về thời gian tập luyện, các chuyên gia xương khớp đưa ra lời nhận định chỉ nên tập luyện 20 – 30 phút mỗi ngày. Khi tập luyện kết hợp với những bài tập hít thở nhịp nhàng để mang lại kết quả tốt nhất.3. Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Theo như lời khuyên từ các chuyên gia y tế, về tình trạng bệnh lý đau thần kinh tọa, người bệnh nên duy trì thói quen vận động và đi bộ thường xuyên, như vậy sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp rất tốt, giảm bớt đi mức độ đau nhức của tình trạng đau thần kinh tọa.
3.1 Lợi ích của việc đi bộ
Việc đi bộ thường xuyên giúp ích rất tốt trong việc cải thiện tình trạng đau nhức, tê bì và cứng khớp. Đi bộ thường xuyên sẽ giúp các bó cơ và các khớp xương được thư giãn, giải tỏa áp lực căng thẳng hạn chế tình trạng chèn ép dây thần kinh giúp quá trình lưu thông máu diễn ra trơn tru hơn. Ngoài ra nó còn giúp bôi trơn sụn khớp giúp cho xương khớp chắc khỏe hơn. Đi bộ thường xuyên sẽ giúp hạn chế những nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp và viêm nhiễm khớp gối ở độ tuổi trung niên. Chưa kể việc đi bộ thường xuyên còn giúp tăng cường độ đàn hồi của cột sống; nâng cao sự đàn hồi của các khớp xương; nhờ vậy giúp giảm áp lực của cơ thể lên đĩa đệm, cột sống và tủy sống.3.2 Lưu ý khi đi bộ
Thế nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất cho việc điều trị bệnh lý đau thần kinh tọa, thì người bệnh cần lưu ý tần suất tập luyện cũng như lựa chọn bài tập hợp lý thích hợp với thể trạng bản thân mình.Nên lựa chọn cho mình một đôi giày phù hợp
Đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa thì hạn chế việc đi chân đất bởi như vậy sẽ gây những tổn thương nhất định lên các dây thần kinh bàn chân. Việc lựa chọn đôi giày thích hợp cho mình sẽ giúp tăng hiệu quả cải thiện sức khỏe, hạn chế tình trạng bệnh lý chuyển biến xấu về sau thành các bệnh như trật khớp, bong gân.Lựa chọn đúng bộ môn thích hợp với bản thân
Lưu ý đối với người gặp phải bệnh lý đau thần kinh tọa thì nên tìm đến sự tư vấn của các huấn luyện viên để đảm bảo độ hiệu quả của các bài tập mang lại cũng như bạn có thể dễ dàng thực hiện.Lộ trình đi bộ riêng
Người bệnh đau thần kinh tọa cần phải dựa theo tình trạng sức khỏe của mình để quyết định thời gian luyện tập phù hợp. Nếu như cảm thấy triệu chứng đau nhức được cải thiện, thì bạn có thể cân nhắc tăng cường tần suất tập luyện cho mình. Lưu ý: Không nên tập luyện quá sức ngay lúc đầu, bởi như vậy nó sẽ gây nên những tổn thương nhất định đến hệ thống dây thần kinh tọa. Mức độ triệu chứng đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Không nên đi quá 1.5km tại thời điểm tập luyện ban đầu.Thời gian đi bộ
Theo lời khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe xương khớp thì người bệnh chỉ nên đi bộ khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày là đủ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong các bài tập luyện, thì người bệnh nên khởi động nhẹ nhàng để giãn cơ, giúp các ổ khớp tiết các dịch nhày. Việc khởi động này sẽ giúp hạn chế bớt triệu chứng đau và tình trạng chứng thương trong quá trình tập luyện.Một số lưu ý về việc đau thần kinh tọa có nên đi bộ, tập thể dục hay không?
- Người bệnh đau thần kinh tọa nếu cảm thấy đau nhiều thì nên nghỉ ngơi không nên gắng gượng tập luyện.
- Đi bộ giữ tốc độ đều, hạn chế việc gồng mình khi di chuyển.
- Việc đi bộ phải kiên trì thực hiện thường xuyên, hạn chế tối đa trường hợp do nhiều nguyên nhân mà ngưng tập luyện trong thời gian dài.
- Sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa các chất phụ gia gây hại.
- Hyaluronic acid hỗ trợ bôi trơn, tăng cường dịch khớp nhằm nâng cao khả năng vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ làm chậm quá trình của các vấn đề xương khớp đối với tuổi già.
- Collagen loại II bảo vệ và tăng cường sức khỏe của sụn, khớp.
- Boron giúp hỗ trợ sức khỏe xương

- Viên uống bổ Khớp Move Free Ultra Triple Action 75 viên.
- Viên uống bổ Khớp Move Free Ultra Faster Comfort.
- Viên uống Move Free Ultra Omega with Omega-3 Krill Oil & Hyaluronic Acid 30 Viên.